Để bắt đầu với việc nghiên cứu về Laravel, một trong những bước đầu tiên là phải cài đặt Laravel lên máy tính cá nhân. Trên macOS, mình sử dụng Herd để thiết lập nhanh gọn lẹ. Nhưng bên Windows, mình phải nghiên cứu cách cài đặt môi trường phát triển bằng WSL2 kết hợp với Docker DesktopLaravel Sail cho phù hợp với cách thiết lập đang sử dụng ở công ty.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ hướng dẫn cách thiết lập môi trường Laravel trên Windows 11.

I. Cài đặt và cấu hình WSL2

1. Kích hoạt WSL2

Mở PowerShell / Terminal với quyền admin: nhấn Windows + X, chọn “Windows PowerShell (Admin)” hoặc Terminal (Admin).

Cài đặt WSL:

wsl --installCode language: Nginx (nginx)

Nếu máy bạn chưa bật tính năng virtualization, bạn cần vào BIOS để bật (thường là Intel VT-x hoặc AMD-V).

2. Cài Ubuntu từ Microsoft Store

Mở Microsoft Store, tìm “Ubuntu”. Cài đặt và khởi chạy Ubuntu.
Lần đầu chạy, bạn sẽ được yêu cầu tạo username và password (lưu lại vì sẽ cần sau này).

Sau đó khởi động lại máy

3. Cập nhật WSL2

Trong PowerShell, đảm bảo WSL2 là phiên bản mặc định:

<code>wsl --set-default-version 2</code>Code language: JavaScript (javascript)

Kiểm tra phiên bản WSL bằng:

<code>wsl --list --all</code>Code language: PHP (php)

Bạn sẽ thấy Ubuntu được liệt kê, thường với dấu (*) là distro mặc định. Bạn có thể thiết lập Ubuntu làm distro mặc định bằng lệnh sau

wsl --set-default UbuntuCode language: JavaScript (javascript)

II. Cài đặt Docker Desktop

1. Cài đặt bằng Chocolatey

Cài đặt nhanh gọn bằng cách sử dụng Chocolatey. Mở Terminal (admin) và nhập lệnh này:

choco install docker-desktopCode language: Nginx (nginx)

2. Kích hoạt tích hợp WSL2 trong Docker Desktop

Mở Docker Desktop, vào Settings > General, tick chọn Use the WSL 2 based engine.

Vào tiếp phần Settings > Resources > WSL Integration, Bật “Enable integration with my default WSL distro” và chọn Ubuntu trong danh sách.

Nhấn Apply & Restart.

3. Kiểm tra Docker:

Mở terminal Ubuntu (từ Start Menu hoặc gõ lệnh wsl trong Terminal).

Chạy lệnh: docker --version

Nếu thấy phiên bản Docker (ví dụ: Docker version 28.0.4), bạn đã cài đặt và tích hợp Docker với WSL2 thành công.

IV. Tạo dự án Laravel với Sail

Laravel Sail là một công cụ phát triển được Laravel cung cấp, giúp chúng ta chạy project Laravel bằng Docker một cách dễ dàng mà không cần cài đặt PHP, MySQL, Composer… trực tiếp trên máy.

1. Tạo dự án Laravel mới

Trong terminal Ubuntu, tạo thư mục mới để lưu các dự án Laravel:

mkdir -p ~/laravel && cd ~/laravelCode language: JavaScript (javascript)

Chạy lệnh sau để tạo dự án Laravel với Sail:

curl -s "https://laravel.build/test" | bashCode language: Nginx (nginx)

Thay test bằng tên dự án bạn muốn. Lệnh này sẽ tải Laravel và cấu hình Sail tự động. Quá trình cài đặt sẽ mất khoảng 5-10′ tùy thuộc vào đường truyền Internet và cấu hình máy của bạn. Bạn có thể cần phải nhập vào password của Ubuntu đã thiết lập trước đó để hệ thống hoàn thành quá trình cài đặt.

Sau khi cài xong, thông báo này sẽ hiện ra

Thank you! We hope you build something incredible. Dive in with: cd test && ./vendor/bin/sail upCode language: Bash (bash)

3. Kích hoạt với Sail

Di chuyển vào thư mục mới tạo sau khi cài đặt

<code>cd test</code>Code language: Bash (bash)

Khởi động Sail:

./vendor/bin/sail up -d

Lần đầu chạy, Sail sẽ tải các Docker container (có thể mất vài phút tùy tốc độ mạng).

Tiếp theo chạy lệnh sau để tạo các table cần thiết cho database.

./vendor/bin/sail artisan migrate

4. Kiểm tra dự án

Mở trình duyệt, truy cập vào http://localhost.

Nếu thấy trang chào mừng của Laravel, chúng ta đã cài đặt đã thành công!

Để tắt Sail khi không sử dụng:

./vendor/bin/sail down

V. Tích hợp với VS Code

Mình sử dụng VS Code để code Laravel. Cấu hình thêm như sau để tích hợp với WSL

  1. Cài extension WSL trong VS Code.
  2. Mở VS Code, nhấn Ctrl + Shift + P, chọn “WSL: Connect to WSL”.
  3. Để mở thư mục dự án trong VS Code, sử dụng Terminal của Ubuntu, truy cập vào thư mục dự án và gõ lệnh: code .
  4. Cài thêm một số extension hữu ích cho Laravel

Giờ bạn có thể code Laravel trực tiếp trong VS Code, tích hợp với WSL2 và Sail.

VI. Một số mẹo khi làm việc với Sail

  • Tùy chỉnh dịch vụ: File docker-compose.yml trong thư mục dự án cho phép thiết lập thêm hoặc bỏ các dịch vụ (như Redis, Mailhog). Xem chi tiết tại https://laravel.com/docs/sail.
  • Chạy lệnh Artisan: Thay vì dùng php artisan, chúng ta sẽ sử dụng lện: ./vendor/bin/sail artisan
  • Kiểm tra container: Để xem các container đang chạy: docker ps
  • Giải phóng bộ nhớ: Nếu Docker chiếm nhiều dung lượng, chạy: docker system prune

VII. Lời kết

Mình vừa mới hướng dẫn cách cài đặt Laravel trên Windows 11 với WSL2, Docker Desktop, và Laravel Sail. Combo này giúp mình tiết kiệm thời gian cấu hình và đảm bảo môi trường phát triển nhất quán với team.

Happy Coding!

Nguồn tham khảo: https://blog.dogcomp.com/kickstart-your-laravel-10-using-laravel-sail-wsl2-1bd4e24c27cc

Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp ở phần Thảo luận bên dưới, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bạn cần hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu?

Khám phá các gói dịch vụ giúp bạn tối ưu công việc và vận hành hệ thống hiệu quả hơn. Từ chăm sóc website đến hỗ trợ kỹ thuật, mọi thứ đều linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của bạn.