Cập nhật 09/2024: Bổ sung clip Youtube hướng dẫn cài đặt Proxmox VE 8.2

Sau khi đã làm quen Hyper-VXCP-ng, thời gian gần đây mình đang chuyển qua nghiên cứu thêm về công nghệ ảo hoá KVM thông qua nền tảng mã nguồn mở Proxmox VE.

Các bạn có thể xem lại bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các công nghệ ảo hoá phổ biến nhất hiện nay: Hyper-V, KVM, Xen, ESXi

Bài viết hướng dẫn cách cài đặt Proxmox VE 7.1 này là mở đầu cho một series bài viết về Proxmox mình sẽ chia sẻ trong thời gian sắp tới.

I. Proxmox là gì?

Proxmox VE (Proxmox Virtual Environment), hay thường được gọi ngắn gọn là Proxmox, là một nền tảng quản lý máy ảo mã nguồn mở được phát triển dựa trên Debian. Sức mạnh của Proxmox là khả năng quản lý cả hai công nghệ ảo hoá phần cứng KVM lẫn ảo hoá hệ điều hành LXC, thông qua giao diện Web-based trực quan, dễ sử dụng.

Các tính năng của Proxmox:

  • Virtualization: Hỗ trợ ảo hoá KVM và LXC
  • Management: Công cụ quản lý mạnh mẽ: Web-based UI, CLI, REST API
  • HA Cluster: có thể thiết lập 1 cụm nhiều server Proxmox để kích hoạt tính năng High Availability (Độ sẵn sàng cao, tránh downtime)
  • Network: hỗ trợ tạo đến 4094 network bridge để thiết lập nhiều cấu hình mạng khác nhau.
  • Storage: hỗ trợ đa dạng các chuẩn lưu trữ phổ biến: LVM, ZFS, CephFS, SMB/CIFS, NFS,…
  • Backup: hỗ trợ sao lưu và phục hồi máy ảo
  • Firewall: tích hợp sẵn tính năng tường lửa để bảo vệ hệ thống mạng khỏi các truy cập trái phép.

Do được phát triển dựa trên bản quyền mã nguồn mở GNU nên chúng ta có thể sử dụng Proxmox hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật từ đội ngũ phát triển Proxmox thì có thể đăng ký thêm gói Proxmox VE Subscription với giá từ 295Euro / năm. Xem bảng giá chi tiết: Proxmox Pricing.

Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Proxmox VE 7.1 – phiên bản mới nhất ở thời điểm mình viết bài này.

II. Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần tải file ISO của Proxmox về máy tính: Proxmox VE 71. ISO Installer (986 MB)

1. Cài lên máy vật lý

Để cài đặt Proxmox lên máy tính vật lý, bạn cần tạo bản cài đặt Proxmox trên ổ đĩa USB, sử dụng Rufus (Win) hoặc Etcher (Win / Mac).

Nếu sử dụng Rufus để tạo USB, bạn lưu ý cần phải chọn chế độ DD mode thì sau đó Proxmox mới boot được khi khởi động.

Sau khi ổ đĩa USB sẵn sàng, bạn cắm nó vào máy tính đang chờ cài đặt Proxmox. Chỉnh lại BIOS chọn khởi động từ USB để kích hoạt trình cài đặt Proxmox VE.

2. Cài lên máy ảo

Nếu không có sẵn 1 máy tính dư, bạn có thể sử dụng máy ảo để cài đặt Proxmox. Bạn có thể tạo máy ảo trên Hyper-V hay XCP-ng đều được. Nhưng lưu ý cần phải kích hoạt tính năng Nested Virtualization cho máy ảo Proxmox này thì mới có thể sử dụng KVM, nếu không sẽ chỉ có thể dùng LXC.

Proxmox báo lỗi không hỗ trợ KVM do máy ảo chưa được kích hoạt tính năng Nested Virtualization trên XCP-ng.

Sau khi tạo máy ảo, bạn chọn file ISO Proxmox đã tạo ở trên làm ổ đĩa quang khởi động cho máy ảo và làm tiếp theo các bước bên dưới đây

III. Cài đặt Proxmox VE

Quy trình cài đặt Proxmox VE nói chung là trực quan đơn giản. Nếu bạn đã quen cài Ubuntu, Debian thì sẽ thấy nó quen thuộc.

Sau khi khởi động máy tính từ USB, trình cài đặt Proxmox sẽ hiện ra. Chọn Install Proxmox VE

Chọn I agree

Nếu máy tính có nhiều ổ đĩa cứng, bạn chọn ổ cứng muốn cài Proxmox ở đây, ròi bấm Next. Nếu muốn thiết lập nâng cao, bấm vào nút Options để điều chỉnh thông số.

Sau khi bấm vào Options, bạn có thể thay đổi Filesystem: ext4, xfs, zfs,… Mặc định Proxmox sẽ dùng ext4

Bạn có thể chỉnh thêm các thông số swapsize, maxroot, minfree, maxvz. Xem chi tiết ở đây. Nếu bạn chỉ mới làm quen, hãy để trống để Proxmox tự xử lý.

Bấm OK để tắt hộp thoại Harddisk options và bấm Next.

Chọn Country, Timezeon và Keyboard layout, rồi bấm Next

Nhập mật khẩu cho tài khoản root và địa chỉ email. Bấm Next

Thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy Proxmox. Rồi bấm Next

Bấm chọn Automatically reboot after successful installation để máy tính tự khởi động lại sau khi cài xong. Bấm Install để bắt đầu cài đặt Proxmox lên đĩa cứng

Quá trình cài đặt sẽ kéo dài khoảng 5-10 phút tuỳ vào cấu hình máy.

Sau khi cài đặt xong, máy tính sẽ tự khởi động lại và boot vào giao diện dòng lệnh của Proxmox.

Bạn có thể đăng nhập bằng thông tin sau:

  • login: root
  • password: mật khẩu bạn đã thiết lập ở bước cài đặt

IV. Truy cập Proxmox Web UI

Để quản lý Proxmox, chúng ta sẽ sử dụng trình duyệt web truy cập vào giao diện Web UI theo địa chỉ IP đã thiết lập ở bước cài đặt kèm theo port 8006. Mình sẽ truy cập vào địa chỉ: https://192.168.0.15:8006

Đăng nhập bằng tài khoản root và mật khẩu bạn đã thiết lập trước đó. Bấm Login

Proxmox sẽ hiện thông báo bạn chưa đăng ký gói thuê bao. Bấm OK để bỏ qua.

Đây là giao diện của Proxmox VE 7.1

Proxmox đã được cài đặt thành công. Ở bài viết sau mình sẽ hướng dẫn thêm cách làm quen với giao diện web của Proxmox và cách tạo máy ảo trên Proxmox.

Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp ở phần Thảo luận bên dưới, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


22 Comments

  1. Hi bác chủ,
    Mình mới cài bản 7.4 lên IBM x3650 M4. Trước khi cài đã clear hết Raid cũ và tạo lại Raid mới trong Bios (Raid1 vs Raid5). Khi cài chọn Raid1 và Filesystem là ext4. Cài đặt ngon lành và hoạt động ổn.
    Nhưng khi mình thử tháo 1 ổ Raid 5 ra rồi gắn lại thì đèn vàng báo và không tắt, đèn RAID trên logpanel không báo gì
    Bây giờ mình cần làm gì để nó nhận cái ổ Raid 5 mới gỡ ra rồi lắp lại bác chủ ơi.

    Cảm ơn bác!

  2. Hello bác chủ,
    Mình đang gặp vấn đề ổ RAID 5 (IBM Raid M5015) báo đèn vàng khi tháo ra và gắn lại với proxmox 7.4 dù đèn RAID trên panel không báo gì.
    Bác cho mình hướng xử lý với.
    Cảm ơn bác!

  3. Em có thấy nó hiển thị mặc định dãy IP http://192.168.100.2:8006/ nên thiết lập theo. Nhưng sau khi khởi động lên đăng nhập vào root rồi vẫn k vào được web. Em muốn hỏi về việc set IP
    – IP tĩnh này phải có dãy IP được router cấp mới hoạt động được đúng không a
    – Em cài trên Hyper-V thì có cần lưu ý gì thêm không

  4. Chào anh! Cho em hỏi một chút, em có một con NUC Intel J5040 8Gb Ram 128Gb SSD. Em làm bản cài promox 8.2 trên USB 16Gb rồi nhưng không tài nào boot vào được usb đó (đã thử cả bản 7 và 6) cứ chạy thẳng vào Win, cho e hỏi chip J5040 có cài được Promox không ạ

    1. Nếu con NUC của e chỉ hỗ trợ chạy boot uefi (không hỗ trợ boot legacy) thì có cách nào cài không anh.
      Nếu không có cách nào cài lên dòng này thì a có lời khuyên nên mua con NUC PC nào để cài được promox không ạ (e ko thích PI lắm vì phải mua nhiều thứ cho nó)

      1. Mình cài proxmox trên các con mini PC toàn boot uefi, ko xài boot legacy. Proxmox cài lên máy ảo còn được, nên con NUC nào cũng cài được nhé, chắc là làm sai gì đó nên mới không cài được thôi.

  5. Em cám ơn anh. Anh cho em hỏi thêm. Em cài được rồi. Giờ em tính làm theo mô hình:
    – Tạo nhiều LXC. Mỗi cái sẽ đảm nhận nhiệm vụ riêng: Webserver, reverse proxy, plex, …. liệu cách này có ổn không ạ. Và mỗi cái LXC nó có IP riêng phải không ạ
    – Và theo hướng đó, nếu em cần dùng docker thì e sẽ cài docker trên mỗi lxc luôn, để nó tách biệt cách cổng vs nhau và tránh xung đột với nhau. như vậy có được không ạ.

      1. Dạ em cám ơn anh, hiện nhu cầu của em chỉ mới nằm ở tạo webserver thôi, chắc em sẽ tạo 1 LXC Ubuntu và 1 LXC NPM là đủ, Trên LXC Ubuntu em thử chạy code wordpress-caddy-docker mà a đã tích hợp thử xem như thế nào (em thử mấy lần trên pi2 nhưng chưa được do con này không hỗ trợ). Vấn đề em bận tâm nhất là backup dữ liệu (phần cứng thì thay được, nhưng các post là thứ rất quan trọng với em). Khi mình backup một lxc từ promox, sau đó restore trên một promox khác liệu nó có tương thích về các cổng hay này nọ không anh?

Bạn cần hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu?

Khám phá các gói dịch vụ giúp bạn tối ưu công việc và vận hành hệ thống hiệu quả hơn. Từ chăm sóc website đến hỗ trợ kỹ thuật, mọi thứ đều linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của bạn.