Sau khi cài đặt thành công EndeavourOS lên em Macbook Pro 2015 Retina, và sử dụng mượt mà, mình dư ra con Intel NUC đời 7 (CPU i3-7100u). Làm gì với nó bây giờ?

Mình quyết định cài đặt ESXi để nghiên cứu về nền tảng ảo hóa này. Đây là nền tảng ảo hóa duy nhất mình chưa từng nghịch qua. Trước đây mình đã từng nghiên cứu về Hyper-V, Xen (XCP-ng), KVM (Proxmox) và hiện tại đang dùng Proxmox cho homelab ở nhà.

Xem thêm bài viết này để hiểu rõ thêm về các công nghệ ảo hóa phần cứng

Theo bài viết này, tất cả các phiên bản Intel NUC từ đời 5 trở về sau đều có thể cài đặt và sử dụng ESXi 7.0 U3 mà không cần cài thêm driver bên ngoài. Chỉ đặc biệt NUC đời 8 và 11 phải cài đặt thêm Fling Driver để hỗ trợ card mạng Intel I219-V gắn trong máy.

Em Intel NUC của mình thuộc đời 7 nên có thể yên tâm cài bản ESXi 7 U3 mới nhất để nghiên cứu. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cách cài đặt ESXi 7.0 Update 3 lên Intel NUC7i3BNB.

I. Tải ESXi ISO về máy

Tải ESXi 7.0u3D trực tiếp từ VMWare theo link này: Download ESXi.

VMWare sẽ yêu cầu bạn đăng nhập (nếu đã có tài khoản) hoặc đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), và sau đó đăng ký sử dụng ESXi thì mới tải về được.

Sau khi đăng ký thành công, bạn sẽ được cung cấp 1 license key. Đồng thời bạn đã có thể tải về file ISO của ESXi 7 về máy.

VMWare cho phép bạn sử dụng ESXi 7.0 hoàn toàn miễn phí với License Key được cung cấp ở bước trên. Tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn các tính năng chỉ có ở bản trả phí

  • Không được hỗ trợ
  • ESXi miễn phí không thể được thêm vào vCenter Server
  • Không dùng được API
  • Số vCPU tối đa cho 1 máy ảo: 8
  • Số CPU trên mỗi host: 480

Với mục đích sử dụng trong homelab thì bản ESXi 7.0 miễn phí đã đáp ứng ngon lành nhu cầu sử dụng.

II. Tạo Boot USB để cài đặt ESXi

File ISO của ESXi nặng chưa đến 400MB nên chỉ cần sử dụng 1 ổ USB có dung lượng tối thiểu 1GB là có thể tạo được bản cài đặt từ USB.

Nếu sử dụng Windows, bạn có thể sử dụng công cụ Rufus để tạo Boot USB nhanh gọn lẹ. Xem hướng dẫn ở đây.

Mình đang dùng EndeavourOS nên sẽ hướng dẫn cách tạo Boot USB cho ESXi trên Linux

1. Cài syslinux vào máy

Để tạo Boot USB cho ESXi, cần phải sử dụng bootloader của syslinux. Do đó, mình phải cài nó vào máy.

yay -S syslinuxCode language: Nginx (nginx)

Nếu bạn dùng Ubuntu / Debian thì cài đặt bằng lệnh

apt -S syslinuxCode language: Nginx (nginx)

2. Thiết lập phân vùng cho ổ USB

Kiểm tra ổ USB bạn cần sử dụng bằng lệnh fdisk để xác định tên

lsblk

Kết quả

NAME   MAJ:MIN RM   SIZE RO TYPE MOUNTPOINTS
sda      8:0    0 233,8G  0 disk 
├─sda1   8:1    0   200M  0 part /boot/efi
├─sda2   8:2    0 139,7G  0 part 
└─sda4   8:4    0  93,9G  0 part /
sdb      8:16   1  28,7G  0 disk 
└─sdb1   8:17   1  28,7G  0 part 
sdc      8:32   1     0B  0 disk Code language: YAML (yaml)

Ghi lại tên của ổ USB tương ứng. Ví dụ /dev/sdb

Sử dụng công cụ fdisk để thiết lập phân vùng phù hợp cho ổ USB

sudo fdisk /dev/sdbCode language: Nginx (nginx)
  • Nhập d để xóa hết tất cả các phân vùng hiện có
  • Nhập n để tạo phân vùng mới. Chọn Primary, sau đó Enter 3 lần
  • Nhập t, sau đó nhập c để thiết lập FAT32 file system
  • Nhập a để kích hoạt partition 1
  • Nhập w để lưu lại và thoát

3. Định dạng FAT32 cho phân vùng

sudo mkfs.vfat -F 32 -n ESXi /dev/sdb1Code language: Nginx (nginx)

4. Cài syslinux bootload lên ổ USB

sudo syslinux /dev/sdb1Code language: Nginx (nginx)

Nếu thấy thông báo lỗi Hidden (2048) does not match sectors (62) thì mặc kệ nó.

sudo dd if=/usr/lib/syslinux/bios/mbr.bin of=/dev/sddCode language: JavaScript (javascript)

5. Copy nội dung file ISO vào USB

Mount ổ USB vào máy

sudo mkdir /usbdisk
mount /dev/sdb1 /usbdiskCode language: Nginx (nginx)

Mount file ISO

sudo mkdir /esxi_cdrom
mount -o loop VMware-VMvisor-Installer-7.0U3d-19482537.x86_64.iso /esxi_cdromCode language: Nginx (nginx)

Copy toàn bộ file từ file ISO vào ổ USB

cp -r /esxi_cdrom/* /usbdiskCode language: Nginx (nginx)

Đổi tên

Đổi tên isolinux.cfg thành syslinux.cfg

mv /usbdisk/isolinux.cfg /usbdisk/syslinux.cfgCode language: Nginx (nginx)

Chỉnh sửa file /usbdisk/syslinux.cfg, sửa dòng APPEND -c boot.cfg thành APPEND -c boot.cfg -p 1

Vậy là xong. Ổ USB đã sẵn sàng để bạn cài đặt ESXi 7.0

Hướng dẫn gốc: VMWare

III. Cài đặt ESXi 7.0

Khởi động lại máy tính, chọn Boot từ USB vừa mới tạo.

Do mình cài đặt trực tiếp lên Intel NUC nên không tiện việc screenshot. Tuy nhiên, các bước cài đặt y hệt như mình đã từng cài đặt ESXi 6.0 lên Hyper-V nên mình sẽ dùng hình cũ.

Đợi vài phút cho ESXi tải các module cần thiết

Bấm Enter để xác nhận cài đặt

Bấm F11 để đồng ý với điều khoản người dùng.

Chọn ổ cứng muốn dùng cho ESXi vào bấm Enter.

Chọn layout bàn phím US Default và bấm Enter.

Nhập mật khẩu và xác nhận, sau đó bấm Enter. Mật khẩu cần đáp ứng yêu cầu: có chữ hoa, chữ thường, số và kí tự đặc biệt (!@#%^&*)

Bấm F11 để bắt đầu cài đặt ESXi.

Rút ổ đĩa USB ra khỏi máy và bấm Enter để khởi động lại.

Sau khi khởi động lại máy, ESXi sẽ hiển thị địa chỉ IP của máy để bạn truy cập vào bằng trình duyệt để quản lý hệ thống.

IV. Truy cập ESXi 7.0

Mở trình duyệt, truy cập vào địa chỉ IP của ESXi https://192.168.0.151

Đăng nhập bằng username root và mật khẩu bạn đã thiết lập khi cài đặt ESXi.

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ nhìn thấy giao diện quản lý chính của ESXi. Bạn sẽ có 60 ngày dùng thử, sau đó muốn sử dụng tiếp cần phải nhập vào License Key đã được cấp ở bước I.

V. Kích hoạt ESXi

Truy cập vào đây để xem lại License Key của bạn.

Truy cập vào mục Licensing, bấm vào Assign license để nhập key.

Nhập vào License key và bấm Check license

License Key có hiệu lực. Bấm Assign license.

ESXi 7.0 đã được kích hoạt License Key thành công.

Hướng dẫn cài đặt ESXi 7.0 lên Intel NUC đến đây xin hết. Giờ mình đi mò cách sử dụng ESXi, bao giờ mò xong sẽ viết bài chia sẻ tiếp.

Lưu ý: Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật, vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp ở phần Thảo luận bên dưới, mình sẽ trả lời sớm. Đừng vào hỏi trong fanpage Yêu Chạy Bộ, sẽ không có phản hồi đâu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


8 Comments

  1. Mình đăng kí theo hướng dẫn thì không thấy mục license key, chỉ có thể tải bộ cài về mà dùng 60 ngày. Không biết khi đăng kí có sai chỗ nào không nhỉ

  2. Chào bạn,
    Cám ơn bài viết của bạn. Cho mình hỏi một chút về bản 6.7. mình có custom bản 6.7 và thêm drive cạc mạng chi main X99 cài đặt chạy mượt nhưng nó có một lỗi : Khi mình mở Console vps ra sau đó tắt Console đi thì vps cũng tắt theo, bạn đã gặp lỗi này bao giờ chưa hay đây là một mục thiết lập của esxi mình đã tìm mà không thấy chỗ nào chỉnh cái này.

    Mình cám ơn!

  3. Mình có con máy chip AMD 7551p, main supermicro H11SSL-i. Đang chạy win workstation 10. Muốn đổi qua Esxi 7.0, mà ko biết driver có được hỗ trợ ko. Xin anh em advise giúp nha