Chuyên mục
Virtualization

Hướng dẫn clone (tạo bản sao) máy ảo trên Hyper-V

Trong quá trình nghiên cứu, thực hành ảo hoá, bạn cần phải biết cách clone (tạo bản sao) máy ảo để nhanh chóng mở rộng hệ thống, tiết kiệm thời gian cài đặt. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách clone máy ảo trên nền tảng ảo hoá Hyper-V.

Hyper-V không có sẵn tính năng Clone máy ảo như trên VMWare, Proxmox hay VirtualBox. Do đó để tạo bản sao của máy ảo đang có trên Hyper-V, bạn phải thực hiện hai thao tác: xuất máy ảo (export virtual machine) và nhập máy ảo (import virtual machine).

Bạn có thể thực hiện xuất và và nhập máy ảo trực tiếp trên giao diện của Hyper-V Manager, hoặc sử dụng dòng lệnh trong PowerShell. Trong bài này mình thao tác trên Hyper-V cho trực quan và dễ hiểu.

1. Xuất máy ảo

Bạn có thể xuất máy ảo khi nó đang tắt hoặc trong khi nó đang hoạt động đều được.

Chọn vào máy ảo muốn xuất, bấm chuột phải và chọn Export…

Chọn thư mục để lưu và bấm nút Export.

Thời gian xuất dài ngắn tuỳ thuộc vào cấu hình (kích thước ổ cứng) của máy ảo gốc. Nếu bạn sử dụng SSD, thường chỉ mất vài phút để hoàn thành công đoạn này.

2. Nhập máy ảo

Để tạo bản sao của máy ảo vừa mới được xuất, bấm vào Import Virtual Machines… trong mục Actions của Hyper-V Manager

Bấm Next để bắt đầu chỉnh thông số

Tìm và mở thư mục bạn lưu máy ảo đã xuất. Sau đó bấm Next

Bước Select Virtual Machine sẽ hiện ra tên của máy ảo gốc bạn đã chọn để xuất ở bước trước đó. Chọn và bấm Next

Hyper-V yêu cầu mỗi máy ảo phải có ID khác nhau. Do đó ở bước này cần phải chọn mục Copy the virtual machine (create a new unique ID). Hai mục còn lại chỉ dùng khi bạn nhập máy ảo trên một máy tính vật lý khác.

Chọn thư mục để lưu máy ảo mới. Bạn nên gom tất cả vào chung 1 thư mục để dễ quản lý.

Chọn thư mục lưu ổ cứng ảo. Nên chọn chung thư mục lưu máy ảo

Bấm Finish để Hyper-v tạo máy ảo mới từ mẫu có sẵn.

Máy ảo mới tạo sau khi nhập thành công sẽ có tên y hệt như máy ảo gốc. Do đó bạn nên đổi tên để dễ phân biệt.

Sau khi tạo bản sao, mình đang có hai máy ảo chạy pfSense.

Lập lại bước 2 nếu bạn cần thêm nhiều bản sao cho hệ thống mạng ảo.

3. Cập nhật thông số

Nếu máy ảo gốc được thiết lập Static IP, máy ảo mới cũng sẽ sử dụng cùng IP, gây ra lỗi két nối mạng. Do đó, bạn cần phải truy cập vào máy ảo mới để thay đổi cấu hình IP Address.

Ví dụ với máy ảo pfSense Firewall 2, mình phải truy cập vào giao diện Shell và thiết lập lại IP của cổng WAN để không bị lỗi kết nối đến Switch.

Nếu cần thay đổi các thông số cổng mạng, RAM, CPU, truy cập vào mục Settings của máy ảo để thay đổi.

Thay đổi kết nối mạng của máy ảo mới

Chúc bạn thực hiện thành công!

Nếu bài viết của mình mang đến thông tin, kiến thức hữu ích cho bạn, đừng ngại mời mình ly bia để có thêm động lực chia sẻ nhiều hơn nữa. Cám ơn bạn!

Lưu ý: Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật, vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp ở phần Thảo luận bên dưới, mình sẽ trả lời sớm. Đừng mò vào hỏi trong fanpage Yêu Chạy Bộ, sẽ không có phản hồi đâu!

Bởi Thuận Bùi

Runner at Yêu Chạy Bộ. Blogger at Ba Lô & Dép Lào. Web Developer at TB's Blog.
Follow me: Facebook / Instagram

2 trả lời trong “Hướng dẫn clone (tạo bản sao) máy ảo trên Hyper-V”

Ad cho mình hỏi chút ạ.
Máy windows 10 mình cài Hyper-V và cài máy ảo bên trong.
Máy ảo đó có internet và được cài đặt Teamviewer.
Làm sao để mình có thể teamview vào máy ảo ngay cả khi mình tắt Hyper-V trên máy vật lý được ạ? ( máy vật lý vẫn bật và vẫn kết nối internet )
Cảm ơn ad rất nhiều

Hyper-V nó là dịch vu chạy ngầm, bạn Hyper-V Manager không ảnh hưởng gì đến máy ảo cả.
Teamviewer thì bạn cứ cài đặt và thiết lập trên máy ảo như máy bình thường. Máy ảo có Internet là có thể truy cập vào được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *