Sau khi đã tạo tài khoản Oracle Cloud Free Tier thành công, bạn sẽ có $400 SGD (Đô la Singapore) Trial Credit để trải nghiệm thử dịch vụ Cloud của Oracle trong vòng 30 ngày. Mình nghĩ đa số mọi người sẽ không quan tâm đến số tiền này mà chỉ chú ý đến phần dịch vụ Always Free (miễn phí trọn đời) của Oracle.
Với chương trình Always Free, chúng ta có thể tạo tối đa 6 máy ảo VPS miễn phí trên nền tảng Cloud của Oracle. Chưa rõ chương trình miễn phí này có bị huỷ bỏ trong tương lai hay không. Nhưng trước mắt đang miễn phí thì cứ tận dụng để phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu về Cloud Computing.
Có lẽ đa phần các bạn tìm đọc bài này đều mới làm quen với Cloud Computing, VPS đang muốn tìm một dịch vụ VPS miễn phí để trải nghiệm. Việc thao tác trên trang quản trị của Oracle Cloud sẽ là một cực hình bởi có quá nhiều dịch vụ được cung cấp.
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách thiết lập máy ảo VPS miễn phí trên nền tảng của Oracle Cloud. Ngoài ra, mình cũng sẽ hướng dẫn thêm vài bước cấu hình sau khi tạo máy ảo để bạn sử dụng dễ dàng hơn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn.
Mục Lục
I. Đăng nhập vào Oracle Cloud
Đầu tiên, bạn cần phải đăng nhập vào tài khoản Oracle Cloud. Nếu chưa có tài khoản, bạn xem lại bài viết này để biết cách đăng ký và đăng nhập.
II. Tạo máy ảo (VM Instance)
Trên nền tảng Oracle Cloud, VPS được gọi là VM Instance (Virtual Machine Instance). Để tạo máy ảo, từ trang quản trị, bạn bấm vào mục Create a VM Instance.
Lựa chọn hệ điều hành OS
Theo định nghĩa của Oracle, Image là phiên bản hệ điều hành (OS) cài đặt trên máy ảo. Còn Shape là cấu hình mong muốn của máy ảo.
Lựa chọn cấu hình
Về phần cấu hình (Shape), Oracle Cloud cung cấp 2 lựa chọn chính:
- Virtual Machine (máy ảo)
- Bare Metal Machine (máy chủ vật lý)
Chương trình Always Free chỉ áp dụng cho Virtual Machine, nên mình sẽ chọn mục này.
Trong phần Virtual Machine, có thêm 4 mục nhỏ
- AMD: Máy ảo dùng CPU AMD
- Intel: Máy ảo dùng CPU Intel
- Ampere: Máy ảo dùng CPU nền tảng ARM
- Specialty & Previous Generation: Máy ảo với cấu hình đặc biệt
Gói Always Free chỉ áp dụng cho mục Ampere và Specialty and Previous Generation. Bạn có thể phân biệt bằng cách nhìn vào mục nào có kèm theo nhãn Always Free Eligible
Sự khác biệt giữa VM.Standard.E2.1.Micro và VM.Standard.A1.Flex:
Thông số | Standard.E2.1.Micro | Standard.A1.Flex |
---|---|---|
CPU | 1 OCPU – AMD (x86) | 1 OCPU –> 4 OCPU – ARM |
RAM | 1 GB | 6 GB –> 24 GB |
Network | 0.48 Gbps | 1 Gpbs –> 4 Gbps |
Tuỳ theo khả năng tương thích của ứng dụng mà bạn quyết định chọn VPS sử dụng nền tảng x86 hay ARM. Hoặc bạn có thể tạo cả hai loại luôn, Oracle cho phép tạo đến 6 máy ảo miễn phí (2 máy ảo E2.1.Micro và 4 máy ảo A1.Flex).
Mình sẽ có bài viết chia sẻ benchmark của cả hai loại máy ảo này để bạn tham khảo hiệu năng hoạt động.
Chú ý: VM sử dụng cấu hình Standard.A1.Flex (ARM) sẽ không hoạt động sau 30 ngày đầu tiên kể từ khi đăng ký tài khoản. Nếu muốn sử dụng tiếp bạn cần phải xoá và tạo lại VM mới. Đây là quy định của chương trình Oracle Cloud Free Tier.
Thiết lập SSH key
Tiếp tục kéo xuống dưới để cấu hình SSH keys. Mặc định, Oracle yêu cầu bạn phải kết nối SSH đến máy ảo thông qua SSH keys, không thể kết nối bằng username / password.
Để tạo public key và secret key, mình sử dụng công cụ PuttyGen, đi kèm theo gói cài đặt Putty trên Windows. Nếu bạn chưa cài Putty, hãy tải về và cài vào máy để sử dụng truy cập vào VPS sau này.
Bạn sẽ còn cần dùng Private key để kết nối vào máy ảo sau khi tạo. Do đó chú ý giữ kỹ file này.
Nhiều khả năng nếu như bạn chọn máy ảo VM.Standard.A1.Flex (ARM), hệ thống sẽ báo lỗi Out of Capacity. Lý do vì khu vực này đã hết tài nguyên miễn phí nằm trong chương trình Always Free.
Bạn có thể quay lại đổi lại cấu hình máy ảo ARM xuống mức thấp nhất (1 OCPU – 6 GB RAM) xem còn bị lỗi không. Nếu vẫn còn gặp lỗi tương tự thì đành phải chuyển qua chọn máy ảo Standard.E2.1.Micro (AMD), mình chưa thấy cái này báo lỗi Out of Capacity bao giờ. Sau vài ngày bạn có thể quay trở lại tạo thử máy ảo ARM xem hệ thống đã bổ sung thêm tài nguyên chưa.
Tạo máy ảo thành công
Thời điểm mình tạo máy ảo để viết bài này, khu vực Seoul không còn cho tạo máy ảo Ampere, nên mình đành chọn qua máy ảo Standard.E2.1.Micro (AMD). Bấm phát là được ngay.
Chờ vài phút cho hệ thống kích hoạt máy ảo. Giờ bạn đã có trong tay 1 máy ảo miễn phí trên nền tảng Oracle Cloud.
III. Kết nối vào máy ảo
Để kết nối vào máy ảo, mình sử dụng công cụ Putty trên Windows. Bạn nào dùng Mac hay Linux có thể kết nối trực tiếp bằng lệnh ssh
trong Terminal.
Ở phần sau, mình sẽ chia sẻ tiếp các bước cấu hình căn bản cho máy ảo Oracle Cloud sau khi thiết lập.
Ad ơi, cho mình hỏi: Sau khi tạo Ubuntu thành công, mình dùng PuTTy để kết nối bằng địa chỉ ip public và private key (được tạo bởi PuTTy Key Gen) thì hiện ra Login as, mình nhập ubuntu thì báo lỗi “no supported authentication methods available (server sent: publickey)”. Ad giúp mình với. Cám ơn Ad nhiều!
Theo như báo lỗi thì bạn đã chọn nhầm Public Key rồi. Chọn Private Key mới đúng nha bạn.
Chú ý: VM sử dụng cấu hình Standard.A1.Flex (ARM) sẽ không hoạt động sau 30 ngày đầu tiên kể từ khi đăng ký tài khoản. Nếu muốn sử dụng tiếp bạn cần phải xoá và tạo lại VM mới. Đây là quy định của chương trình Oracle Cloud Free Tier.
Hi, Cái này để test được thôi chứ cài webserver vô là 1 tháng phải xoá cài lại à bác ?
Sau 30 ngày đầu tiên, bạn tạo lại và có thể sử dụng liên tục. Hàng free thì chỉ nên dùng để test, vọc vạch cho vui, mất không tiếc. Còn nếu dùng lâu dài thì tốt nhất bạn nên dùng dịch vụ trả phí của Hetzner hay UpCloud.
“Chú ý: VM sử dụng cấu hình Standard.A1.Flex (ARM) sẽ không hoạt động sau 30 ngày đầu tiên kể từ khi đăng ký tài khoản. Nếu muốn sử dụng tiếp bạn cần phải xoá và tạo lại VM mới”
Khúc này sao ad? có nghĩa là mỗi 30 ngày là mình lại xóa vps và tạo lại hay sao? Hay chỉ xóa 1 lần duy nhất?
Chỉ bị sau 30 ngày đầu tiên, sau đó xài vô tư nhé.
Sao mình vẫn bị trừ tiền Boot Volume nhỉ?
sao mình vẫn thấy báo tiền boot volum nhỉ. vào phần limit báo có 200gb free mà?