Nếu bạn đang cân nhắc chọn lựa giữa OpenVPN hay WireGuard để thiết lập VPN Server – VPN Client, bài viết này sẽ giúp bạn quyết định được ngay.
Mục Lục
OpenVPN và WireGuard là gì?
Trước khi nhảy vào phần kiểm tra tốc độ, mình chia sẻ thêm đôi chút về hai giao thức VPN Protocol cực kỳ phổ biến này: OpenVPN vs. WireGuard
OpenVPN
OpenVPN vừa là tên gọi của 1 giao thức VPN vừa là tên phần mềm dùng để thiết lập giao thức đó. Khi ra mắt lần đầu tiên năm 2001, OpenVPN nhanh chóng trở thành giao thức VPN phổ biến nhất nhờ vào khả năng tuỳ biến, sự ổn định và khả năng hoạt động vượt qua các hệ thống NAT và Firewall.
WireGuard
WireGuard là một giao thức VPN hoàn toàn mới được phát triển nhằm thay thế các giao thức hiện tại đã lỗi thời như IPSec và OpenVPN. WireGuard hoạt động dựa trên nền tảng mật mã học (state-of-the-art crytography), hoạt động nhanh hơn, đơn giản hơn và bảo mật hơn so với các giao thức VPN khác.
WireGuard ban đầu được phát triển dành riêng cho Linux, giờ đã được mở rộng hệ sinh thái ra hỗ trợ thêm tất cả các hệ điều hành (Windows, MacOS, BSD, iOS, Android).
So sánh tốc độ WireGuard vs OpenVPN
Theo các đánh giá trên mạng, WireGuard mang đến tốc độ kết nối VPN vượt trội so với so với OpenVPN. Vượt trội hơn bao nhiêu hôm nay mình mới có dịp kiểm tra để so sánh đối chiếu.
- Client: Mình sử dụng mạng cáp quang của Viettel tại nhà ở TP.HCM, cài đặt WireGuard Client và OpenVPN Client lên máy tính chạy Windows 10.
- Server: Mình kết nối VPN đến nhà 1 người bạn ở Hà Nội sử dụng cáp quang FTP. WireGuard Server được cài đặt trên Raspberry Pi 4, còn OpenVPN Server cài đặt trên EdgeRouter.
Dưới đây là kết quả kiểm tra tốc độ kết nối VPN
Speedtest.vn
Bài test đầu tiên, mình dùng speedtest.vn để kiểm tra.
OpenVPN
WireGuard
Speedtest.net
Chuyển qua test tiếp bằng speedtest.net quen thuộc
OpenVPN
WireGuard
Đánh giá
Cả hai bài test trên đều cho thấy WireGuard cho tốc độ kết nối VPN vượt trội hơn chục lần so với OpenVPN. Do đó, chẳng có lý do gì để bạn chọn OpenVPN vào thời điểm này khi mà WireGuard đang được hỗ trợ đầy đủ trên mọi hệ điều hành.
Việc cài đặt WireGuard cực kỳ đơn giản, chỉ cần 1 dòng lệnh duy nhất. Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây
Sắp đến mình sẽ chia sẻ thêm hai cách cài đặt WireGuard VPN khác cũng nhanh gọn và tiện lợi chẳng kém để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau:
- Cài đặt WireGuard VPN lên Raspberry Pi bằng PiVPN
- Cài đặt WireGuard VPN sử dụng Docker.
Hẹn gặp lại!
Nếu bài viết của mình mang đến thông tin, kiến thức hữu ích cho bạn, đừng ngại mời mình ly bia để có thêm động lực chia sẻ nhiều hơn nữa. Cám ơn bạn!
Tại sao lại xóa đi cái phần IP dưới dòng FPT Telecom vậy bạn, Do IP không giống nhau hả ,xàm
Cái che mở đó là Public IP ở nhà. Che lại để tránh bị làm phiền bởi dân tào lao.
Comment phải đợi xét duyệt để tránh bị spam xàm như của bạn đó bạn ơi.
xóa dòng IP dưới FPT telecom chi vậy.phải để hiện dòng IP lên người ta nhìn IP giống nhau mới dược chứ 🙂
Hiện nay e thấy có giao thức Lightway được quảng cáo là tốt hơn và nhanh hơn. có cách nào triển khai nó không nhỉ bác. trên github e chỉ thấy lightway-core . kh rõ là ExpressVPN nó độc quyền hay không. mà có cách nào để kết nối wireguard trong ubuntu không bác.Thanks bác. mới biết đến web của bác và thấy bài nào cũng hay.
Cám ơn bác, mình mới nghe nói đến cái Lightway này lần đầu. Để rãnh sẽ nghiên cứu sau.
Kết nối WireGuard trong Ubuntu mời bác xem bài này: https://thuanbui.me/cai-dat-wireguard-vpn-client-tren-endeavouros-linux/ , Hướng dẫn dành cho EndeavourOS nhưng có thể áp dụng cho mọi Distro Linux khác.
Làm cách nào để kết nối trực tiếp v bác. E chỉ biết kết nối thông qua giao thức wireguard và openvpn hoặc v2ray(vmess,vless,shadowsocks) thì thấy thằng v2ray đạt tốc độ cao nhất nhưng e kh biết dùng giao thức trực tiếp thế nào. Bác làm 1 bài hướng dẫn kh ạ. E cần tốc độ up/down chứ kh cần bảo mật ạ. Thanks bác nhiều.