Sau hơn 1 năm tạm chia tay XCP-ng để chuyển sang dùng Proxmox, mình vừa mới quay trở lại với nền tảng ảo hóa Xen để tiếp tục nghiên cứu, nghịch phá. Mình thích giao diện thân thiện, trực quan của Xen Orchestra để quản lý máy ảo của XCP-ng. Nó đơn giản, dễ sử dụng hơn nhiều so với giao diện của Proxmox.

Mình đang cài đặt XCP-ng trên 3 con Lenovo M600 (CPU Pentium J3710 – 8GB RAM – 256 GB SSD), dự tính sẽ mò thêm về các tính năng cluster, migration,… Còn các dịch vụ mạng chính vẫn đang chạy trên Proxmox, cài đặt trên em máy tính Dell 7040 Micro (CPU i5-6500T – 32GB RAM – 1 TB NVME).

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sao chép (clone), tạo điểm ảnh (snapshop) và sao lưu (backup) máy ảo. Tất cả được thao tác trên giao diện Web UI của Xen Orchestra Community Edition.

1. Sao chép máy ảo

Máy ảo cần phải được tắt trước khi thực hiện thao tác sao chép (clone). Ttruy cập vào máy ảo cần sao chép, chọn qua tab Advanced, sau đó bấm vào nút Clone.

Chờ vài phút để hệ thống thực hiện các thao tác cần thiết. Sau đó sẽ thấy máy ảo mới xuất hiện trong danh sách. Trong hình dưới đây mình đã sao chép máy ảo Ubuntu Focal Fossa 20.04 ra thêm 2 máy ảo mới và đổi tên thành Ubuntu 1, 2, 3.

2. Tạo Snapshot máy ảo

Snapshot là một bản sao tức thời của máy ảo đang chạy, được lưu trên cùng ổ cứng vật lý. Nó hữu ích khi bạn cần thử nghiệm cài đặt phần mềm, cấu hình mới trên máy ảo, và nếu gặp lỗi có thể nhanh chóng phục hồi về nguyên trạng trước đó.

Truy cập vào tab Snapshots và bấm vào nút New snapshot để tạo bản sao mới. Bạn có thể thực hiện tạo Snapshot trong khi máy ảo đang hoạt động.

Chúng ta có thể tạo máy ảo mới từ bản snapshot mới tạo bằng cách bấm vào biểu tượng sao chép (Create a VM from this snapshot).

Chọn Full copy hoặc Fast clone tùy theo nhu cầu sử dụng (xem chi tiết Full copy vs Fast clone). Nếu không bị giới hạn về ổ cứng, bạn nên chọn Full copy. Sau đó bấm OK để xác nhận sao chép máy ảo dựa trên bản snapshot đang có.

Chú ý: Snapshot không phải là giải pháp sao lưu máy ảo. Snapshot chỉ lưu giữ các thông tin của ổ đĩa ảo chứ không chứa dữ liệu. Do đó nếu ổ đĩa ảo gặp lỗi, bạn sẽ không thể phục hồi snapshot được.

3. Backup máy ảo

Để sao lưu máy ảo đề phòng sự cố bất trắc, truy cập vào mục Backup ở menu bên trái, chọn vào nút New.

Chọn Backup VMs để xác nhận tạo bản sao lưu cho máy ảo

Nhập vào các thông số cần thiết

  • Name: tên của mục Backup đang tạo
  • Backup Type: chọn Backup (back up toàn bộ máy ảo). Xem chi tiết mục đích của từng loại Backup ở đây.
  • Backup: chọn nơi lưu bản backup. Bấm vào nút Remotes setttings để tạo nơi lưu trữ mới
  • Settings: có thể để nguyên mặc định
  • VMs to backup: chọn máy ảo cần sao lưu
  • Schedules: tạo lịch sao lưu theo ngày / tuần / tháng,…

Bạn có thể tạo nơi lưu trữ cho máy ảo sử dụng giao thức NFS, Samba, Local hoặc S3. Mình chọn S3, kết nối đến Object Storage Server tạo bởi Minio và thấy kết nối ngon lành.

Sau khi tạo mục Backup mới, bạn sẽ thấy danh sách công việc hiện ra trong phần Overview. Bấm vào nút mũi tên Play kế bên chữ Enable để kích hoạt công việc sao lưu ngay lập tức.

Bấm OK để xác nhận.

Thời gian sao lưu máy ảo sẽ kéo dài tùy thuộc vào dung lượng ổ cứng và kết nối đến thư mục sao lưu. Sau khi hoàn thành, trong phần Restore sẽ hiện ra thông tin về bản backup vừa tạo.

Còn đây là thư mục chứa file backup của máy ảo được lưu trên Minio server.

Hướng dẫn hôm nay xin hết.

Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp ở phần Thảo luận bên dưới, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bạn cần hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu?

Khám phá các gói dịch vụ giúp bạn tối ưu công việc và vận hành hệ thống hiệu quả hơn. Từ chăm sóc website đến hỗ trợ kỹ thuật, mọi thứ đều linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của bạn.