Hôm nay mình tạo máy ảo mới trên Hyper-V để nghiên cứu về Arch Linux. Nhân cơ hội này chụp hình lại để chia sẻ với mọi người cách tạo máy ảo bằng Hyper-V trong Windows.

Tham khảo lại hai bài viết trước của mình về Hyper-V để biết cách kích hoạt Hyper-V và thiết lập Virtual Switch trước khi tạo máy ảo.

Bạn có thể thiết lập và cấu hình máy ảo bằng 2 cách:

  • Dùng giao diện ứng dụng Hyper-V Manager
  • Dùng dòng lệnh PowerShell

Bìa hướng dẫn này mình sử dụng cách tạo máy ảo bằng Hyper-V Manager cho đơn giản, trực quan

1. Tạo máy ảo

Mở Hyper-V Manager, bấm vào New -> Virtual Machine…

Tạo máy ảo mới

Cửa sổ New Virtual Machine Wizard sẽ xuất hiện. Bạn làm theo các bước dưới đây

Bấm Next
Đặt tên máy ảo (Name) và chọn nơi lưu máy ảo (Location), bấm Next
Chọn Generation 1 hoặc 2 tuỳ thuộc vào hệ điều hành bạn dự tính cài đặt trên máy ảo

Hyper-V có 2 loại máy ảo: Gen 1 và Gen 2. Xem chi tiết sự khác nhau.

  • Generation 1:  hỗ trợ gần như tất cả hệ điều hành 32-bit và 64-bit. Chọn Generation 1 nếu bạn cài đặt các hệ điều hành xưa như Windows 7, Ubuntu 12.04, CentOS 5.x
  • Generation 2: hỗ trợ các hệ điều hành 64-bit mới nhất (Windows 10, Ubuntu 14.04 trở lên,..) và hỗ trợ UEFI BIOS.

Mình chọn Generation 2 vì Arch Linux hiện tại đã tương thích Hyper-V Generation 2.

Chọn dung lượng RAM, mình chọn 2GB.

Hyper-V có tính năng Dynamic Memory giúp tự động điều chỉnh RAM theo nhu cầu của máy ảo. Mình tạm thời không chọn tíng năng này mà chỉnh cố định 2GB RAM.

Chọn Virtual Switch để kết nối vào máy ảo.

Mình đã tạo sẵn 1 External Virtual Switch để liên kết các máy ảo với mạng vật lý trong nhà. Bạn có thể chọn Default Switch có sẵn nếu muốn.

Chọn ổ cứng ảo, và bấm Next

Ở bước này bạn có 3 lựa chọn:

  • Create a virtual hard disk: Tạo ổ cứng ảo mới cho máy ảo ở ngay bước này bằng cách bấm vào Create a virtual hard disk, đặt tên (Name), nơi lưu (Location) và kich thước ổ cứng (Size).
  • Use an existing virtual disk: Nếu có sẵn ổ cứng ảo đã tạo trước đó, bạn chọn mục này.
  • Attach a virtual hard disk later: Sẽ cấu hình ổ cứng sau.

Mình chọn Attach a virtual hard disk later. Ở phần sau mình sẽ hướng dẫn cách tạo ổ cứng ảo và cấu hình gắn ổ cứng vào máy ảo.

Tóm tắt thông tin máy ảo. Bấm Finish để Hyper-V tạo máy ảo mới cho bạn.

2. Tạo ổ cứng ảo

Tiếp theo mình sẽ tạo ổ cứng ảo để sử dụng cho máy ảo vừa mới thiếp lập.

Bạn bấm vào mục New trong Hyper-V, chọn Hard Disk…

Bấm Next để tiếp tục
Chọn VHDX và bấm Next
Chọn loại ổ cứng ảo và bấm Next

Hyper-V có 3 loại ổ cứng:

  • Fixed size: ổ cứng ảo có kích thước vật lý cố định. Ví dụ khi bạn chọn 20GB, file ổ cứng ảo này sẽ chiếm trọn 20GB trên máy. Chọn Fixed size sẽ mang lại hiệu năng hoạt động tốt nhất cho máy ảo.
  • Dynamically expanding: ổ cứng ảo không có kích thước vật lý cổ định. Tuỳ theo dung lượng sử dụng của ổ cứng ảo mà ổ cứng vật lý sẽ điều chỉnh theo.
  • Differencing: tạo 1 ổ cứng con dựa vào 1 ổ cứng ảo khác làm gốc. Ổ cứng này chỉ lưu lại các dữ liệu khác nhau so với ổ cứng gốc.

Mặc định nếu bạn chọn tạo ổ cứng trực tiếp trong khi thiết lập máy ảo, Hyper-V sẽ chọn loại Dynamically expanding. Mình muốn máy ảo có hiệu năng truy xuất đĩa cứng tốt nhất nên ở trước đó mới chọn Attach virtual hard disk later, đẻ giờ tạo ổ cứng ảo loại Fixed size.

Đặt tên (Name) và vị trí lưu ổ cứng ảo (Location).
Đặt kích thước cho ổ cứng. Mình chọn 20GB
Tóm tắt thông tin. Bấm Finish

Nếu bạn chọn ổ cứng loại Fixed size, Hyper-V sẽ cần thời gian để tạo file ổ cứng ảo có kích thước như bạn đã yêu cầu. Nhanh chậm tuỳ thuộc vào kích thước ổ cứng ảo và tốc độ ổ cứng vật lý bạn đang dùng.

Chú ý: Bạn nên lưu ổ cứng ảo trên SSD để tối ưu hiệu năng hoạt động cho máy ảo.

3. Cấu hình máy ảo

Tiếp theo, chúng ta cần truy cập vào phần Settings của máy ảo để kết nối ổ cứng ảo vừa tạo và cấu hình các thông số khác.

Chọn máy ảo trong mục Virtual Machines, và bấm Settings…

Thiết lập ổ cứng

Đầu tiên, truy cập vào mục SCSI Controller để thiết lập ổ cứng và ổ DVD cho máy ảo.

Chọn Hard Drive, bấm Add
Chọn file ổ cứng ảo vừa mới tạo trước đó

Thiết lập ổ quang DVD

Thao tác tương tự, bạn bấm vào SCSI Controller, chọn DVD Drive. Bấm Add

Chọn file ISO cài đặt hệ điều hành

Nếu chưa có file ISO cài đặt, bạn có thể chọn None và quay lại cấu hình sau.

Tắt Secure Boot

Bấm vào mục Security để tắt Secure Boot.

Bỏ chọn Secure Boot

Tắt checkpoints

Mặc định, Hyper-V sẽ kích hoạt tính năng checkpoints cho mọi máy ảo mới. Checkpoints dùng để sao lưu trạng thái hiện tại của máy ảo, giúp bạn nhanh chóng phục hồi nếu hệ thống gặp lỗi.

Mình không cần tính năng này nên tắt cho đỡ tốn ổ cứng.

Bỏ chọn Enable checkpoints

Chọn khởi động từ DVD Drive

Để máy ảo ưu tiên khởi động từ ổ quang DVD Drive, bạn cần bấm thêm vào mục Firmware để điều chỉnh thứ tự boot của máy ảo.

Đưa DVD Drive lên đầu

Sau khi hoàn thành, bấm OK để lưu lại và thoát ra

4. Khởi động máy ảo

Máy ảo giờ đã sẵn sàng hoạt động. Bấm vào nút START để khởi động.

Bấm Start để khởi động máy ảo

Sau đó, bạn bấm double-click vào tên của máy ảo trong mục Virtual Machines để hiện ra giao diện của máy ảo.

Bắt đầu cài đặt hệ điều hành

Tuỳ theo hệ điều hành cần cài đặt mà thao tác từ bước này sẽ khác nhau. Thao tác trên máy ảo y hệt như khi cài đặt trên máy vật lý.

Chúc bạn cài đặt máy ảo mới thành công!

Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp ở phần Thảo luận bên dưới, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


One Comment

  1. Dear Anh/Chị,

    Em là Huyền , hiện đang là một freelancer tại Media Top, một công ty truyền thông trực tuyến,chuyên cung cấp dịch vụ SEO. Do đó, em muốn đề xuất một sự hợp tác kinh doanh giữa trang web của anh/chị và công ty như sau:

    Em sẽ viết bài viết và đăng chúng lên và nó sẽ có nội dung phù hợp với chủ đề của trang web anh/chị. Bài viết này sẽ chứa một liên kết đến trang web của công ty em. Công ty sẽ cung cấp cho anh/chị một khoản thanh toán nhất định cho việc đăng bài viết.

    Em cảm ơn anh/chị đã bỏ chút thời gian xem xét lời đề nghị này, mong anh/chị liên hệ lại với em qua email này để chúng ta cùng thảo luận chi tiết hơn về nội dung cũng như chi phí anh/chị mong muốn cho một bài đăng.

    Em mong nhận được phản hồi tích cực từ phía anh/chị. Chúc anh/chị một ngày làm việc hiệu quả!

    Trân trọng,

Bạn cần hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu?

Khám phá các gói dịch vụ giúp bạn tối ưu công việc và vận hành hệ thống hiệu quả hơn. Từ chăm sóc website đến hỗ trợ kỹ thuật, mọi thứ đều linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của bạn.