Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách tạo máy ảo Linux trên nền tảng ảo hóa VMWare ESXi 7.0u3. Cách thực hiện cũng y hệt nếu bạn đang dùng ESXi 6.7 hay 6.5.

Nếu đã từng làm quen với các nền tảng ảo hóa khác như XCP-ng, Hyper-V hay Proxmox, bạn sẽ thấy việc tạo máy ảo trên ESXi sẽ rất quen thuộc. Theo đánh giá cá nhân, mình thấy việc tạo máy ảo trên ESXi là trực quan và dễ hiểu nhất so với các nền tảng khác.

I. Upload ISO lên Datastore

Để có thể cài đặt máy ảo trên ESXi, trước tiên mình cần phải upload file ISO của hệ điều hành (Linux / Windows) lên phân vùng chứa dữ liệu của ESXi – được gọi là datastore.

  1. Bấm chọn datastore1
  2. Chọn Datastore browser
  3. Bấm vào nút Upload để upload file ISO từ máy tính lên ESXi.

Hoặc bạn cũng có thể tải trực từ Internet về máy chủ ESXi thông qua giao diện dòng lệnh CLI.

Mình sẽ chọn cài đặt Ubuntu Server 20.04 để minh họa cho bài viết này. Truy cập SSH vào ESXi, sau đó tải ISO của Ubuntu về máy

cd /vmfs/volumes/datastore1
mkdir ISO
wget http://mirror.bizflycloud.vn/ubuntu-releases/20.04.4/ubuntu-20.04.4-live-server-amd64.isoCode language: JavaScript (javascript)

II. Tạo máy ảo Linux

Truy cập vào Web UI của ESXi, bấm vào Virtual Machines, rồi bấm chọn Create / Register VM

1. Tạo máy ảo Linux mới

Chọn Create a new virtual machine, bấm Next

2. Chọn tên và loại máy ảo

Đặt tên cho máy ảo: Ubuntu và chọn các thông số phù hợp. Bấm Next

3. Chọn nơi lưu trữ

Chọn nơi lưu máy ảo: do máy chủ chỉ có 1 ổ cứng nên mặc định chọn datastore1. Bấm Next

4. Chỉnh cấu hình phần cứng

Thiết lập phần cứng: CPU, Memory, Hard disk,… cho máy ảo. Phần CD/DVD Drive 1, chọn Datastore ISO file và chọn file ISO đã tải ở về ở bước trước đó. Bấm Next để tiếp tục.

5. Xác nhận

Kiểm tra lại toàn bộ thông tin và bấm Finish để xác nhận tạo máy ảo mới.

6. Máy ảo sẵn sàng

Chỉ mất vài giây để ESXi tạo máy ảo mới. Bạn có thể bấm vào tên máy ảo ở cột bên trái để xem chi tiết thông tin về máy ảo vừa tạo.

III. Cài đặt Linux lên máy ảo

Bấm vào nút Power on để khởi động máy ảo. Sau đó bấm chọn Console để mở màn hình hiển thị của máy ảo.

Máy ảo sẽ tự động boot từ ổ CD ảo đang được gắn file ISO của Ubuntu Server. Tiếp theo, bạn cài đặt Linux theo chỉ dẫn hiện ra trên hình.

Tùy mỗi bản phân phối Linux mà quá trình cài đặt sẽ có sự khác biệt nên mình sẽ không đi sâu chi tiết ở phần này nhé.

IV. Cài đặt VMWare Tools

Sau khi cài đặt xong Ubuntu Server lên máy ảo, mình sẽ cài đặt thêm VMWare Tools để máy ảo có thể giao tiếp với máy chủ ESXi.

Khi bấm vào xem thông tin máy ảo sẽ thấy hiện thông báo VMWare Tools chưa được cài đặt trên máy ảo và yêu cầu cài đặt VMWare Tools.

Thay vì cài đặt VMWare Tools của chính chủ VMWare, mình sẽ cài đặt OpenVM Tools, bộ công cụ mã nguồn mở dành riêng cho các máy ảo chạy Linux. OpenVM Tool hỗ trợ gần như tất cả các bản phân phối Linux.

Cài đặt trên Ubuntu / Debian

sudo apt install open-vm-toolsCode language: Nginx (nginx)

Cài đặt trên CentOS / Fedora

sudo yum install open-vm-toolsCode language: Nginx (nginx)

Cài đặt trên Arch Linux

sudo pacman -S open-vm-toolsCode language: Nginx (nginx)

Sau khi cài đặt xong, khởi động lại máy ảo, bạn sẽ thấy trong bảng General Information đã hiện ra thông tin VMWare Tools đã được cài đặt. Đồng thời IP của của máy ảo cũng được hiển thị ra trên ESXi.

Máy ảo Linux đã sẵn sàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp ở phần Thảo luận bên dưới, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


One Comment

Bạn cần hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu?

Khám phá các gói dịch vụ giúp bạn tối ưu công việc và vận hành hệ thống hiệu quả hơn. Từ chăm sóc website đến hỗ trợ kỹ thuật, mọi thứ đều linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của bạn.