• Skip to primary navigation
  • Skip to main content

Thuận Bùi

Blogger, Runner & Developer

  • Bàn Phím Cơ
  • WordPress
    • Woocommerce
    • Genesis
  • Dev
    • Web Development
    • Linux
    • VPS
  • Liên Hệ
  • Shop
  • Show Search
Hide Search
Thuận Bùi

Tìm hiểu về đồ thị lực nhấn (Force Curve) để hiểu đặc tính của Switch

Tháng Ba 5, 2020 bởi Thuận Bùi - Để lại bình luận

Để hiểu rõ hơn về đặc tính của switch, bài viết này mình sẽ giới thiệu về đồ thị lực nhấn (Force Curve), cách hiểu đồ thị lực nhấn. Hiểu được đồ thị này sẽ giúp bạn hình dung ra được cảm giác gõ phím ra sao, mặc dù chưa được tận tay thử bao giờ

Mục Lục

  • Biểu đồ lực (Force Curve) là gì?
  • Cách đọc đồ thị lực
  • Các thuật ngữ của switch

Biểu đồ lực (Force Curve) là gì?

Mỗi loại switch cơ học (mechanical switch) đều có một đồ thị lực nhấn (Force Curve) tương ứng. Force Curve (hay còn được gọi là Actuation Graph / Force-Travel Diagram) là một đồ thị 2 trục thể hiện sự biến thiên của lực tác động lên switch từ điểm bắt đầu (chưa nhấn phím) đến khi kết thúc hành trình (bottom out). Thông số này được đo bởi các thiết bị đo chuyên dụng và thường được các hãng sản xuất switch công bố trực tiếp trên website.

Biểu đồ lực của MX Cherry Blue

Mỗi đồ thị lực luôn có 2 đường cong: 1 đường tương ứng với lực khi nhấn phím và 1 đường tương ứng với khi nhả phím. Bên dưới là hướng dẫn cách phân tích đồ thị này.

Cách đọc đồ thị lực

Nếu bạn mới làm quen với bàn phím cơ, các khái niệm tiếng Anh như actuation, tactile, bottom-out,… sẽ khiến bạn bối rối. Tham khảo phẩn thuật ngữ switch dưới cuối bài viết để hiểu rõ hơn.

Đồ thị lực của Kailh Box Black

Đồ thị lực sẽ có 2 trục

  • Trục tung (trục Y thẳng đứng) ứng với lực tác động lên switch. Đơn vị: gf hoặc cN (1 gf ≈ 1cN nên dùng đơn vị nào cũng như nhau). Biên độ trong khoảng 0 – 120 gf
  • Trục hoành (trục X nằm ngang) ứng với hành trình di chuyển (travel) của stem khi được nhấn. Đơn vị: mm. Biên độ: 0 – 4 mm (4mm là hành trình tối đa của stem khi bottom-out).
Đồ thị lực của MX Cherry Brown

Đồ thị lực thường sẽ có 2 đường cong: 1 đường thể hiện lực biến thiên khi nhấn switch và 1 đường thể hiện lực khi nhả switch.

  • Hành trình nhấn switch sẽ chạy từ trái qua phải, bắt đầu từ điểm 0 (phím chưa được nhấn) của trục X (trục ngang) và kết thúc ở điểm 4 mm (bottom-out).
  • Hành trình nhả sẽ chạy từ phải qua trái, kết thúc ở điểm 0 (phím được nhả ra hoàn toàn)

Tương ứng với mỗi vị trí trên trục X, dùng đồ thị để đối chiếu qua trục Y, ta sẽ xác định được lực nhấn cần thiết để đưa switch đến vị trí đó. Theo đồ thị của MX Cherry Brown phía trên có thể thấy lực nhấn ở vị trí actuation (điểm kích hoạt) là 45 cN (tương ứng với 45 gf) và lực nhấn để bottom-out là 60cN.

Đồ thị lực của MX Cherry Blue
Đồ thị của Cherry MX Black (Linear) không có Tactile position

Đồ thị lực sẽ ghi chú 3 vị trí quan trọng trong hành trình của switch:

  • Operating position / Actuation Point: điểm kích hoạt switch (trục Y)
  • Reset position: điểm nhả phím
  • Tactile position: khấc phản hồi (đồ thị của switch Linear không có vị trí này)

Dựa vào đồ thị lực của các switch Cherry MX Blue, Cherry MX Black, Cherry MX Brown và Kailh Box Black đã chia sẻ ở trên, chúng ta có thể tổng hợp ra bảng thông số như sau:

SwitchActuation Force (gf)Actuation Position (mm)Tactile Force (gf)Tactile Position (mm)Bottom Out (gf)
Cherry MX Blue502601.7580
Cherry MX Brown452551.2560
Cherry MX Black602––50
Kailh Box Black602––75

Actuation Force là thông số thường được nhắc đến khi so sánh các loại switch với nhau. Số càng lớn nghĩa là switch càng nặng. Ví dụ: MX Black và MX Red đều là Linear switch nhưng MX Black .nặng tay hơn MX Red do Actuation force lớn hơn (60 gf > 45 gf)

CHÚ Ý: Đơn vị lực gram-force thường được gọi ngắn gọn là gram. Nếu bạn gặp 1 switch ghi kiểu này Zealios V2 – 67g có nghĩa là Actuation force của switch là 67 gram-force.

Hy vọng rằng bài viết này thực sự hữu ích cho bạn trong hành trình khám phá tìm tòi bàn phím cơ. Nếu có góp ý hay cần hỗ trợ, bạn gửi vào mục bình luận bên dưới nhé, mình sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian sớm nhất.


Các thuật ngữ của switch

Dưới đây là những thuật ngữ thường gặp khi nghiên cứu về thông số của switch:

  • Actuation Point / Operating Position (Điểm kích hoạt): Khi stem được ấn xuống, đây là vị trí tiếp xúc của lưỡi kim loại, xác nhận phím bấm đã được kích hoạt. Trên bàn phím cao su thường, actuation là điểm cuối của hành trình (bottom out), còn trên bàn phím cơ, acutation thường nằm ở giữa hành trình của stem.
  • Actuation Force (lực kích hoạt): lực tác động cần thiết để kích hoạt switch (ấn phím thành công).
  • Bottom-out (lút cán): là điểm cuối cùng stem khi được nhấn và không thêm nhấn thêm được nữa. Tiếng ồn của bàn phím cơ thường do thói quen bấm bottom-out tạo ra âm thanh từ keycap.
  • Friction (ma sát): ma sát tạo ra bởi sự di chuyển của khối trượt lên các bề mặt khác nhau bên trong switch, ảnh hưởng đến độ mượt của siwtch.
  • Tactile Point (điểm phản hồi): vị trí khấc phản hồi trên switch mà người dùng cảm thể cảm nhận được khi nhấn phím
  • Reset Point (điểm kết thúc): vị trí của stem khi trở về vị trí cũ, xác nhận switch đã trở lại trạng thái ban đầu (chưa kích hoạt)
  • Force (lực): năng lượng tác động lên một vật thể khiến nó chuyển động, thay đổi hướng hay làm thay đổi hình dạng, cấu trúc hoặc cả hai. Lực đo trên switch được đo bằng đơn vị gf (gram-force) hoặc cN (centinewton): 1 gram-force ≈ 1 Centinewton
  • Total Force: lực ần thiết để bấm hết hành trình switch (bottom out)
  • Pre-Travel: hành trình di chuyển của stem từ 0 đến điểm kích hoạt
  • Travel: hành trình di chuyển của khối trượt (slider /stem) bên trong switch.

Nguồn: Keebtalk, Input.club

Related Posts

Tìm hiểu về các hãng switch Cherry MX Clones: Gateron, Kailh, Outemu,…
Nhập môn bàn phím cơ – Tìm hiểu về mechanical switch
Tìm hiểu về switch Cherry MX – Tiêu chuẩn vàng của bàn phím cơ
orange, black, and green mechanical keyboard
Bàn phím cơ là gì? Có gì đặc biệt so với bàn phím thường?
Tìm hiểu về layout bàn phím: Mechanical Layout, Visual Layout và Functional Layout
Tổng hợp các kích thước bàn phím cơ phổ biến: 100%, 1800-Compact, TKL, 75%, 65%, 60%, 40%…
FacebookTweetEmailPrint

Thuộc chủ đề:Bàn Phím Cơ Tag với:Cherry MX, Kailh Box, mechanical switch, switch

Thuận Bùi

Nói về Thuận Bùi

Runner at Yêu Chạy Bộ. Blogger at Ba Lô & Dép Lào. Web Developer at TB's Blog.
Follow me: Facebook / Instagram

Đăng ký nhận bài viết mới

Không bỏ lỡ các chia sẻ mới nhất từ blog. Đăng ký ngay

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Powered by Genesis Framework & UpCloud · Đăng nhập

  • Yêu Chạy Bộ
  • YCB
  • Purna Yoga
  • Ba Lô & Dép Lào
  • SuperSilk
  • Lành Kitchen
Share this ArticleLike this article? Email it to a friend!

Email sent!